CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MÁY NÉN KHÍ

Câu hỏi thường gặp

1. Ưu điểm của việc sử dụng khí nén so với các nguồn năng lượng khác là gì?

Những ưu điểm được tóm tắt sau đây để tham khảo:

 An toàn là một trong những lợi thế lớn nhất.

Khí nén có tính linh hoạt cao hơn các dụng cụ điện vì máy nén có thể được chế tạo để chuyển động. Hoặc trong trường hợp các thiết bị có bánh xe có thể được di chuyển xung quanh tại nơi làm việc.

Khí nén có thể được điều chỉnh cho phép sử dụng phạm vi áp suất khác nhau trong một hệ thống đường ống.

Trong hầu hết các trường hợp, chi phi phí mua ban đầu của máy nén khí thấp hơn so với các sản phẩm cùng chức năng

Hệ thống phân phối khí nén dễ lắp đặt hơn và ít tốn kém hơn so với lưới điện và ít phức tạp hơn so với các đường dây hệ thống dùng hệ thống nước

Chúng cũng sẽ không đốt cháy động cơ máy nén khí như một dụng cụ điện có thể ở mức điện áp thấp

2. Có các loại máy nén khí nào

Có nhiều loại máy nén khí và phân loại ra theo nhiều cơ chế và kiểu dáng, hoặc theo nguyên lý hoạt động của máy mà ta phân loại ra.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, máy nén khí được phân thành 4 loại thường dùng theo nguyên lý hoạt động:

  1. Máy nén khí ly tâm.
  2. Máy nén khí trục vít.
  3. Máy nén khí cánh gạt.
  4. Máy nén khí dạng piston.

Chi tiết các loại máy nén khí được phân loại

1/ Máy nén khí ly tâm.

Đây là dạng máy nén khí sử dụng đĩa quay hoặc bánh đẩy. Đĩa hoặc bánh có dạng hơi nghiêng hình quạt gió hoặc trên thân có những phần lõm kéo gió. Nhờ đó, khi nó chuyển động tại chỗ gây ra lực kéo. Khí sẽ cuộn vào các thành của đĩa và đẩy về phía trước tạo ra khí áp suất cao. Khí sẽ được cuộn xoáy như dạng bão. Tâm bão là phần đĩa quay. Loại này được sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất công nghiệp nặng. Những nơi hoạt động chuyên dụng, đòi hỏi kỹ thuật và có người có chuyên môn cao điều khiển.

2/ Máy nén khí trục vít.

Với loại này, Nó sẽ hoạt động dựa trên hai trục hình bánh răng nhìn giống như quả dứa khi gọt bỏ mắt xong. Những rãnh bánh răng sẽ hoạt động đan chéo vào nhau tạo ra độ vặn. Đồng thời khi đó điều hướng khí đi theo một chiều xuôi theo chiều bánh vít đó chạy. Thường, khi hoạt động sẽ cần hỗ trợ của dầu máy nén khí trục vít để giúp bôi trơn, tránh mài mòn bề mặt. Điều đó giúp khí không bị đi ngược lại do hở bề mặt. Nhất là dầu này còn giúp lấp đầy những khoảng trống vô cùng nhỏ trên toàn bộ trục vít bánh đà. Loại máy này ít được sử dụng trong công nghiệp bởi độ nén thấp và ít ổn định. Thường chúng được dùng cho ngành điều hòa không khí mọi công suất.

3/ Máy nén khí cánh gạt.

Nó còn được gọi với tên là máy nén khí đối lưu. Sử dụng cánh quạt để điều hướng gió đi qua. Loại này có thể điều chỉnh tỷ lệ áp suất đến một mức độ nào đó. Gió sẽ đi vào các khe hở của quạt. Tiếp đó, theo khí động học và độ nghiêng của cánh quạt sẽ ép khí đi theo hướng mà cánh quạt chạy. Nén nó vào bình áp hoặc chuyển đổi thẳng thành động năng cho các hoạt động mong muốn.

4/ Máy nén khí dạng piston.

Có lẽ đây là dạng phổ biến và dễ gặp nhất trong thực tế. Trong xe máy, ô tô… Và trong máy bơm nén khí áp. Khí được đưa vào một buồng có áp suất thấp hơn do piston đẩy ở vị trí dưới. Khi khí đầy sẽ đẩy van đóng lại. Bằng việc đốt nhiên liệu xăng hoặc chạy điện sẽ đẩy trục khuỷu của piston đi lên nén khí vào đường ống để mở van áp chứa khí cho không khí đi vào bên trong. Cũng có thể được xả đi làm công năng tịnh tiến động cơ. Khi hoạt động, chúng bắt buộc phải sử dụng dầu máy nén khí piston. Bởi vừa bôi trơn, ngăn hở giữa hai buồng máy và khí. Chúng còn làm giảm nhiệt độ do ma sát sinh ra. Tránh việc làm cháy bề mặt piston.

Ngoài ra còn có những loại mà chúng ta Phân loại các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động, ta có 6 loại:

  1. Máy nén khí chuyển động tịnh tiến
  2. Máy nén khí đối lưu
  3. Máy nén khí ly tâm
  4. Máy nén khí dòng hỗn hợp
  5. Máy nén khí trục vít
  6. Máy nén khí màng lọc

3. Cách lựa chọn máy nén khí


Để lựa chọn chính xác loại máy nén khí tốt, và có giá thành phù hợp, hơn nữa là phải đúng loại máy nén khí cho mục đích sử dụng chung ta có 5 bước để lựa chọn như sau:

  1. Công suất và hiệu suất khí nén
  2. Nguồn điện máy nén khí
  3. Thiết kế lắp đặt máy nén khí
  4. Giải nhiệt máy nén khí
  5. Thương hiệu và giá thành uy tín